Cách pha trà đá đường vỉa hè với 3 bước ĐƠN GIẢN
Nội dung chính trong bài
Có thể nói! Trà đá đã, đang và dần trở nên một thức uống quen thuộc với nhiều người
. Nhất là các khu vực thành phố lớn. Thay vì ở nhà một mình ngồi pha chè và uống một mình, thì việc la cà các quán trà đá ven đường với bạn bè, tán gẫu lại thú vị hơn nhiều.
. Nhất là các khu vực thành phố lớn. Thay vì ở nhà một mình ngồi pha chè và uống một mình, thì việc la cà các quán trà đá ven đường với bạn bè, tán gẫu lại thú vị hơn nhiều.
Chính vì thế mà các quán trà đá mọc lên càng nhiều, khảo sát qua các quận nội thành thành phố Hà Nội đã có hơn 10.000 quán trà đá lớn nhỏ khác nhau.
Ở Hà Nội có những con phố cổ nối tiếng với những quán trà chanh, trà đá nổi tiếng như khu vực phố cổ hay quanh Nhà Thờ lớn.
Nhưng bên cạnh những quán pha trà rất ngon và đông khách, lại có những quán pha rất dở và khó uống, thậm chí là nước đỏ và nhìn đã không bắt mắt chút nào.
Vậy hôm nay, Chè Thái Nguyên Cô Cúc xin chia sẻ các bước để pha trà đá ngon tuyệt, nhất là vào mùa hè.
Đa phần các quán trà đá thường dùng loại chè tấm, chè cám để pha trà đá. Nên chúng tôi xin lấy ví dụ về cách pha trà đá với loại chè này.
Bước 1: Nước pha trà
Nhiều người cứ nghĩ pha trà là phải dùng nước đun sôi sình sịch ngay trên bếp xuống pha thì chè mới chín. Nhưng không, riêng dòng chè tấm, chè cám bản chất cánh đã nhỏ và rất dễ ngấm nước nên chỉ cần dùng nước sôi từ 85-90 độ C là thích hợp nhất. Kể cả chè búp cũng tương tự.
Nếu pha chè bằng nước sôi ngay trên bếp, chè sẽ rất nhanh nồng và thiu, thậm chí là nhanh chuyển màu sang màu nâu đỏ. Nhất là vào mùa hè, thời tiết nóng, các chất trong nước trà rất dễ phản ứng với không khí và chuyển màu.
Ngoài ra pha trà bằng nước sôi quá cũng dễ làm mất đi một số chất trong trà và giảm chất lượng của nước trà.
Bước 2: Ủ trà
Nhiều khách hàng cứ nghĩ phải dùng nước thật sôi, ủ trà thật lâu thì trà mới thấu và ngấm. Nhưng không. Với dòng chè tấm, chè cám, bản thân cánh trà đã nhỏ và rất dễ ngấm nước. Vì thế, ủ trà quá lâu rất dễ làm trà nhanh nồng và nhanh chuyển màu, nhất là vào thời tiết mùa hè.
Tôts nhất là chỉ nên ủ trà tầm 3-4 phút là chúng ta chắt nước trà ra và tiếp tục cho nước thứ 2 vào và cũng làm tương tự. Sau khi chắt hết nước trà, nên bỏ bã đi và lấy nguyên phần nước cốt.
Tôts nhất là chỉ nên ủ trà tầm 3-4 phút là chúng ta chắt nước trà ra và tiếp tục cho nước thứ 2 vào và cũng làm tương tự. Sau khi chắt hết nước trà, nên bỏ bã đi và lấy nguyên phần nước cốt.
Bước 3: Mẹo giữ màu trà luôn xanh và ngon
Đa phần mọi người pha trà đá thường nhiều và dụng cụ pha thì thường pha vào ca hay ấm lớn. Vì thế bán hàng trong một thời gian dài có thể từ sáng tới trưa mà vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt của trà thì:
- Sau khi chắt hết phần nước cốt của trà và nước vẫn còn đang nóng, chúng ta tiến hành thả 2,3 cục đá nhỏ vào nước cốt trà. Việc làm này sẽ hãm lại sự phản ứng của trà với không khí bên ngoài.
- Nếu phần nước cốt quá đặc mà không có đá để hãm, chúng ta tiến hành thêm 1 phần nước sôi vào nước cốt trà. Việc làm này làm loãng nước cốt trà ra và cũng giữ được màu xanh lâu hơn.
P/s: Để có những cốc trà đá luôn ngon và xanh, một cách nữa là chúng ta nên chia nhỏ lần pha trong ngày ra làm nhiều lần. Mất công pha một lúc nhưng đảm bảo trà luôn ngon và mới. Chúc quý khách hàng thành công!